HUY NAM, NHÀ KHOA HỌC VIỆT NAM TIÊU BIỂU

Đăng ngày

Chia sẻ:

HUY NAM trong d án Sách NHNG NHÀ KHOA HC VIT NAM TIÊU BIU – VIETNAMESE TYPICAL SCIENTISTS, Hà Ni, 2022

 

Ch vi vài trang sách có l s không th phác ha chân dung mt con người hay ghi nhn đầy đủ quá trình lao động sáng to ca mt nhân cách. Nhng trang sách đây ch góp phn chuyn ti nhng cng hiến hu ích cho ngành, cho ngh, cho cng đồng và xã hi mà con người y đã làm được. Nhà khoa hc, nhà nghiên cu đáng quý mà chúng tôi mun nhc đến là Chuyên gia Kinh tế Tài chánh Chng khoán Huy Nam.

Ông là mt Chuyên gia Độc lp, có b dày nghiên cu ng dng chuyên sâu, là Thành viên Hi đồng Ch s đầu tiên ca TTCK Vit Nam, Ging viên Hc vin PACE, Trng tài viên Trung tâm Trng tài Quc tế Vit Nam (VIAC) Có th xem ông như mt nhân cách tiêu biu cho phm cht Vit qua s cn cù, trí tu và lc quan. Câu chuyn v ông là câu chuyn v mt con người luôn n lc vươn lên dù hoàn cnh nào, khó khăn nào. S t tin vi quyết tâm hin đạt nh s soi đường ca trí tu đã cho ông kinh nghim dn dày để gt hái thành công trước nhng biến động trong đời và ngoài xã hi

 

Nhng năm tháng trưởng thành và khát vng vươn lên

Nhà khoa học Huy Nam sinh tại Quảng Nam. Cũng giống như nhiều trẻ em sinh ra trong thời chiến, tuổi thơ ông là những tháng ngày cơ cực, lớn lên trong hoàn cảnh thiếu thốn, đói nghèo, cho dù gia đình ông có xuất phát không phải khó khăn. Ba ông từng là dân Tây học, kết duyên cũng mẹ ông là một thôn nữ quay tơ. Thời chiến tranh, ba ông từng làm việc cho Tây (chủ là người Pháp) và giữ chức Sếp Cai mỏ vàng tại một tỉnh miền Trung (mỏ vàng Bồng Miêu). Nhờ vậy, gia đình ông thuộc nề nếp khá giả và được nể trọng. Nhưng rồi, ba ông lại bỏ việc ngang và tham gia kháng Tây sớm, để lại mẹ ông và năm anh em còn nhỏ dại với cái ‘nhà rường’ đắt giá (loại nhà bằng gỗ quý chỉ nhà giàu mới có). Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau, cái nhà rường ấy cũng tan tành theo đạn pháo Tây. May mắn, năm anh em ông vẫn được sống trong vòng tay yêu thương, che chở của người mẹ. Dù điều kiện gian khổ nhưng mẹ ông vẫn tần tảo ngày ngày để nuôi nấng anh em ông khôn lớn.

Quê nhà ti Qung Nam, Cái nôi ca tui thơ

Khi chiến tranh bùng nổ tại quê nhà vào đầu những năm 1960 là lúc biến cố xót xa ập đến, gia đình ông bắt đầu ly tán. Xa người mẹ, ông và các anh chị em ông mỗi người một nơi, phải tự lo cuộc sống cho mình. Có lẽ những ai đã trải qua tình cảnh gia đình ly tán mới cảm nhận được hết sự bất hạnh và nỗi đau ruột thịt chia lìa. Ký ức thương đau khó quên nhất đến với ông là vào năm 1970, khi người anh kế của ông vĩnh viễn ra đi không ai bên cạnh từ một viên “đạn lạc” chiến tranh tại một nơi gần Hội An. Lúc này chỉ có mẹ ông và người chị lớn lo việc chôn cất anh tại quê nhà. Anh ấy rất gần gũi và có nhiều kỷ niệm với ông lúc nhỏ, nên sự mất mát đã để lại trong ông niềm tiếc thương không dứt.
Từ khi xa mẹ, ông bắt đầu tự lập thân tại Sài Gòn. Để duy trì cuộc sống lúc đó, bản thân ông phải bươn chải bằng đủ việc đủ “nghề”. Từ việc đi bán báo, phụ vặn nắp cù là Mac Phsu (Mac Phsu là hãng cù là nổi tiếng tại Sài Gòn trước 1975), dạy kèm chỗ này để có cơm, chỗ kia để ở nhờ. Không ít lúc tủi buồn nếm trải cơm chan nước mắt. Nhưng bù lại, ông được nhiều người cảm thương, tổ chức xã hội giúp đỡ duy trì việc học. Để được miễn giảm học phí, nhiều năm ở trung học ông thường phải nhập học trễ cả tháng, chờ còn chỗ trống để được nhận và luôn phải ngồi cuối lớp cho đến hết năm Đệ nhị (lớp 11 nay).
Những gian khổ rồi cũng dần qua đi. Nhờ ham học và học giỏi, ông đã vượt qua được thử thách ở cả hai cửa ải Tú tài 1 và 2. Đây là hai cửa ải vô cùng khó khăn đối với bất cứ ai muốn bước chân vào đại học tại Miền Nam thời ấy. Tỷ lệ trượt thì nhiều vô cùng, được ví là ‘rụng như sung’. Qua được Tú 1 lại nơm nớp lo luyện Tú tài 2 do khó hơn. Năm ông thi Tú tài 2 là năm có tỷ lệ đỗ thấp nhất, cả nước chỉ đỗ vỏn vẹn có 15%. Qua được cửa ải Tú tài 2 thời ấy thật sự là niềm kiêu hãnh, là bước đầu đặt một chân vào sự nghiệp. Là người có hoài bảo, ông luôn nuôi ước vọng được vươn xa và thâm nhập sâu vào kho tàng tri tuệ cao. Nếu không có lỗi ‘chiến tranh’ làm lỡ thủ tục, thì cơ hội du học đã mở ra cho ông vào ĐH Bang Pennsylvania qua một sự bảo trợ từ Mỹ.

NKH. Huy Nam trong chuyến làm vic cùng Công ty Nienstedt (Đức) ti B, 2017

Tuy nhiên, dù sao thì sau đó ông cũng đã tích được một nền học quan trọng với học trình tiên tiến của Mỹ, do các giáo sư tốt nghiệp ở Mỹ và giáo sư Mỹ giảng dạy tại Trường Chánh Trị Kinh Doanh /School of Government and Business/ Đại học Đà Lạt. Nội dung và phương pháp học ở đây cho đến nay vẫn còn giá trị phổ biến trong giảng dạy, như ‘panel discussion’, ‘group presentation assignment’, ‘case study’, ‘institute study’, v.v… Đây là nơi đầu tiên dạy môn ‘marketing’ và chuyển thuật ngữ này ra tiếng Việt là ‘tiếp thị’, đồng thời sử dụng thuật ngữ ‘management’ theo cách Mỹ (thay cho ‘administration’ theo cách xưa của Pháp) để diễn đạt hoạt động quản trị điều hành với kỹ năng hiện đại trong doanh nghiệp.

NKH. Huy Nam giao lưu ti Hà Ni Trc tiếp trên VTC, 2007

Tuy vậy, cái nền học Mỹ ấy lại gần như ‘vô dụng’, nếu không muốn nói đã làm khó ông trong một thời gian khá dài sau năm 1975. Ở ‘đoạn 2’ cuộc đời khó khăn này, ông như rơi vào đường cùng: xin việc khó, kiếm sống khó, cảm giác vô dụng xuất hiện. Để giảm bế tắc, để thích nghi và tồn tại, ông làm đủ thứ ‘nghề’, bưng bê, ép plastic, sơn sửa nhà, chụp hình dạo, lắm lúc thâu đêm kiếm sống. Xoay xở riết rồi cũng quen và chịu được. Sau vài năm đi ‘học nghề’ ông kiếm được một việc làm ‘không thể thấp hơn’ tại một nhà máy trước kia là của Nhật, nơi ông từng nuôi mộng sẽ kiếm một chân ‘giám đốc’ lúc về đây thực tập thời còn là sinh viên.

Do lỡ ‘nghĩ lớn’ với ít nhiều hoài bão, tuy phải làm việc trong điều kiện khó có cửa ngoi lên như vậy, ông vẫn luôn nuôi hy vọng. Năm 1987, một số chuyển động đã cho ông cảm nhận về cơ hội khi Việt Nam có Luật Đầu tư Nước ngoài. Thế là ông quyết định rời nơi đã hơn mười năm ‘cống hiến’ để đổi đời. Tuy nhiên, đất dụng võ chỉ thực sự mở ra với ông từ sau những năm 1990. Để không lỡ cơ hội, ông đã tập trung tự ‘sắm’ lại mình, làm mới bản thân từ kiến thức, kỹ năng, tập quán thực hành theo ước lệ thị trường. Để chuẩn bị ‘xuống núi’, ông học thuộc Luật Đầu tư bằng tiếng Anh và tìm hiểu các định chế liên quan khác. Với sự hưng phấn và lòng say mê ông đã lao vào nghiên cứu và làm việc ngày đêm.

Các nghiên cứu của ông bắt đầu từ đó. Ban đầu là để phục vụ cho công việc với các đòi hỏi phức tạp khác nhau của từng đối tác nước ngoài. Vào thời gian làm giám đốc Saigon Burotel và điều phối LD Larkhal Twin Tower (tên ban đầu của Times Square Saigon ngày nay), quá trình tìm sự đồng thuận cho các bên đối tác qua các nghiên cứu theo yêu cầu: về kịch bản dòng tiền (cashflow scenarios), về định hướng phát triển dài hạn thông qua ước lệ IPO (initial public offering) đã giúp ông tích luỹ các cách làm bài bản.

Về sau, việc nghiên cứu chủ yếu là từ đặt hàng trong nước của các tổ chức, doanh nghiệp, báo chí kinh tế, để phục vụ yêu cầu hội nhập, chuẩn bị cho sự ra đời và tham gia thị trường tài chánh chứng khoán. Đây là giai đoạn còn trống các nền tảng chuyên ngành chuyên nghiệp chuyên sâu, về các nghiệp vụ đặc thù, các sản phẩm tài chánh đa cấp độ, chẳng hạn như chứng khoán ‘lớp giữa’ (mezzanine), công cụ phòng vệ và đầu cơ (dạng phái sinh, derivatives). Chính đây lại là cơ hội thử thách cho việc kiến giải, truyền thụ kiến thức hay truyền tải các trang viết của ông.

Cho dù đã có nền học cũ, đã vận dụng nhiều cách để trang bị và ‘updated’ kiến thức, đã bỏ ra thời gian dài nghiên cứu thành công ba học trình “Representative”, “Principal” và “Options/ Futures” (Series #7, Series #24 và Series #3, TTCK Mỹ), nền tảng kiến thức thực hành của ông phần nhiều là kết quả tích góp qua thực tế, thu lượm từ các chuyến đi làm việc tại Mỹ, Úc, Đức, Nhật, Đài Loan. Đó còn là dụng tâm lùng sục cóp nhặt qua thăm viếng và trao đổi với nhiều người nhiều giới tại nhiều nước khác nhau. Đặc biệt hơn là các chuyến đi làm việc ở Úc, Đức, Mỹ, khi có điều kiện là ông học họ, ghi nhận cả tập quán làm việc và sinh hoạt kinh tế ở họ. Trong thời gian gần 4 năm cộng tác với một công ty Đức, không ít lần ông đã tranh thủ đi ‘bụi đời’ dọc châu Âu, kể cả Đông Âu, cùng ăn cùng chơi với họ để biết họ có gì hay, có gì khác mình. Bài “Nước Đức như và không như tôi nghĩ” là một ghi nhận sinh động qua các chuyến đi làm việc và có dịp đến nhà ‘sống’ với họ.

Ông lập gia đình năm 1980 với một ‘couventine’ của trường Couvent Des Oiseaux, một trường Pháp tại Sài Gòn trước 1975. Ông kể: “Chúng tôi có 2 đứa con đều tốt nghiệp tại Úc, một là Tiến sỹ về “Modeling và Data Science” và một là Master về “Applied Finance”. Sự thành đạt của hai đứa con giúp tôi mãn nguyện giấc mơ du học hụt của mình”. Sau không ít thăng trầm của cuộc đời, ông luôn tự nhủ sẽ luôn cố gắng bù đắp để vợ con được hạnh phúc, gia đình vui tươi. Mong ước này có lẽ ông đã có được.

K nim đáng nh trong cuc đời.

Là một chuyên gia nghiên cứu kinh tế ứng dụng và đi cùng doanh nghiệp trước giai đoạn chuyển mình, ông luôn chăm chút các sản phẩm nghiên cứu và kết quả tư vấn của mình sao cho chuẩn chất và hiệu quả. Đầu năm 1999, khi cuốn “Th trường Chng khoán, nhng tiếp cn cn thiết để tham gia” ra đời, một tác phẩm có mục đích trang bị kiến thức nền về thị trường chứng khoán, đã được chào đón không ngờ. Trong dịp ra mắt sách tại IndexX House Sài Gòn, nơi ông làm cố vấn học thuật, chị Giám đốc Nxb khi lên phát biểu đã cho biết “trước nay chưa có cuốn nào ‘hot’ như cuốn này, chỉ sau 6 tháng đã được tái bản”.

NKH. Huy Nam làm vic ti Canberra Úc 1995

Do thiên về kinh tế ứng dụng, kết quả nghiên cứu của ông đã được triển khai thành công tại nhiều tổ chức, nhất là doanh nghiệp, với nhiều ghi nhận đáng nhớ…

Năm 2008 là năm doanh nghiệp cực kỳ khó khăn về vốn, rất nhiều công ty lâm vào tình thế bế tắc do ảnh hưởng từ đợt suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, vào giai đoạn túng quẩn này, có 2 doanh nghiệp do ông tư vấn tái cấu trúc đã ‘thắng’ lớn. Một nhận được 70 triệu USD vốn góp từ đối tác gốc Anh, và một nhận 30 triệu USD của 2 đối tác từ Mỹ và Malaysia. Trong buổi tiệc ra mắt đối tác Anh góp 70 triệu USD, một thành viên HĐQT (chị VDH, là người nhà cận kề vị chủ sáng lập) đã đến mời nước ông và nói “công anh”. Ông đáp vội với chút ái ngại “không chị, công là của anh D” – Anh TBD là chủ sáng lập Công ty T, là “anh nhà” của chị.

Tương tự là với công ty được góp 30 triệu USD. Sau lễ ký hơp đồng, vị chủ tịch (anh NXQ, người nắm hơn nửa vốn công ty) đã quá vui và cảm kích nắm chặt tay ông rối rít cảm ơn và hết lời đề cao ông hiệu quả. Ông đã nhẹ nhàng đáp lễ “chỉ là phước chủ may thầy thôi anh”. Công ty này đã “giam lỏng” ông gần 9 năm, với vai trò “Cố vấn cấp cao của Tập đoàn” cho đến khi họ thành “ông lớn” có mã NLG niêm yết tại HOSE. Đây là hai thành tựu tiêu biểu trong khá nhiều kết quả tư vấn lớn nhỏ khác của ông.

NKH. Huy Nam làm vic vi Đối tác ti Berlin, Đức

Ông cũng từng giúp một công ty nhỏ trong tình trạng gần như đã “chết lâm sàng”. Công ty này bị hụt hơi sau khi xây xong một xưởng sản xuất bề thế và vướng vào công nợ chồng chất không trả nổi. Không có đường ra, họ đã đến nhờ ông giúp. Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu cân nhắc các phương án hồi sinh và thấy “cứu” được, ông đã giúp họ khoẻ lại.

Nhiều công ty có quy mô khá nhỏ từ lúc ông tham gia, năm-mười năm sau đã lớn lên nhiều ngàn tỷ. Ngoài một cái tên ông có công đầu sáng lập nổi tiếng trong ngành ‘dairy’ (sẽ đề cập ở phần sau), một tên tuổi lớn khác có vị chủ sáng lập (vừa nói ở đoạn trên) đã thành tỷ phú đô-la thứ tư của Việt Nam. Và, trong hơn 10 công ty có dấu ấn ông hiện hữu trên TTCK, 2 công ty REE và SAM niêm yết đầu tiên trên HOSE, 3 công ty NLG, TNA và PNT có mã niêm yết do ông đặt.

Với báo chí, ông cũng có nhiều kỷ niệm khó quên. Việc tờ Thanh Niên chạy tít lớn đăng trọn bài phân tích “St chng khoán, mng hay lo” của ông trên trang đầu số đặc biệt 30-4-2006, được cho là ‘chưa từng thấy’, là một bất ngờ lớn đối với ông. Nhiều nhà báo đã ghi nhận đóng góp của ông với các bài viết về Huy Nam vào các dịp lễ tết là các món quà động viên ông. Bài “Quân sư thi đổi mi” của Minh Quang trên VietnamNet (Xuân 2005) viết về ông và các ông Nguyễn Đình Cung, Vũ Quốc Tuấn, chị Phạm Chi Lan, ghi nhận các đóng góp tích cực trước những cản ngại đổi mới thời đó, đã như phần thưởng tinh thần dành cho ông và các Anh/Chị đương thời. Tương tự là các bài viết riêng về Huy Nam của Mai Phương Nguyễn trên Nguyệt san Nghề Báo (Xuân 2003), Hoàng Ly trên VnExpress (Xuân 2011). Và mới nhất là email thăm ông nhân ngày Báo chí 2021 của một nhà báo đã gắn với ông suốt 21 năm liền: “Em biết, các bài anh viết cho báo đều là nhng bài tt nht, nh nhàng mà sâu sc và chun mc. Đó có th là trăn tr c năm tri để chia s trên vài trang viết quý giá. Em tin rng, dù anh có còn viết cho báo na hay không thì trong tâm ca nhng nhà báo chân chính, nhng người yêu th trường chng khoán Vit Nam, bn đọc và người làm truyn thông liên quan, vn thm cm ơn Anh và quý trng Anh chân thành” (Nhà báo Phạm Oanh, Thư ký Toà soạn Tạp chí Kinh tế và Dự báo – Nguyên Trưởng ban CK Báo Đầu tư).

Một số phân tích mang dấu ấn của ông có thể kể: Loạt bài “Kinh tế dùng sc và Động cơ t hành trước yêu cu phát trin đột phá” chạy liên tục trên mạng VietnamNet trong 3 ngày Tết đầu năm 2005 (15-16-17/2/2005). Loạt bài này đã được đăng lại trên Thời báo KTSG số ra ngày 7-4-2005. Nặng ký không kém là tham luận “Doanh nghip Nh và Va, kinh nghim thế gii và thc trng Vit Nam” trình bày tại Hội thảo Khoa học do Đại học Tôn Đức Thắng tổ chức ngày 16-06-2012, hay loạt bài “Suy thoái toàn cu, vn đề mi nước” trong tuyển tập ‘Khủng hoảng toàn Cầu và Giải pháp của Việt Nam’ do Trung tâm Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương /VAPEC xuất bản sau đợt khủng hoảng 2008.

Việc đứng tên vào các “panel” tên tuổi (các tạp chí chuyên ngành), tham gia các hội đồng chuyên môn học thuật, được mời hay đặc cách vào các tổ chức uy tín như VIAC, TTCK, STR, PACE… cho ông cảm nhận hữu ích. Riêng việc đứng trong nhóm Nghiên cứu STR cùng 34 học giả đầu ngành khác trong nước và tại Âu, Mỹ, Úc, Đức, Nhật, dưới trướng cựu TT Võ Văn Kiệt là một vinh dự.

Cũng có những điều nhỏ đã cho ông niềm vui không nhỏ. Đó là khi nhiều người gặp chào hay gọi tên ông ở một nơi nào đó, rất niềm nở nhưng ông không nhận ra quen biết. Đến khi nghe nói “em đã học thầy”, “em đọc anh nhiều mà nay mới gặp”, hay cho biết là người làm ở đâu đó, thì ông mới biết họ là ai. Ông cho đó là thứ hạnh  phúc ‘trời cho’.

Nhng đóng góp trong s nghip nghiên cu và công tác.

NKH. Huy Nam thăm trường cũ, ĐH Đà Lt, cùng GS Phó Bá Long, 2010

 

Các nghiên cứu của ông là về kinh tế ứng dụng nên các ấn phẩm  chuyên ngành đều có hướng “nhập thế” để phục vụ nhu cầu thực tiễn. Nhiều rút tỉa có được  không  thuần  là  từ lý thuyết cao xa mà đó là các kiến giải từ thực tiễn.

Các nghiên cứu có tính hệ thống thì được ông trình bày theo bài bản học thuật nhằm mục đích ứng dụng trong triển khai, sử dụng trong đào tạo, để thiết đặt hay điều chỉnh các chuẩn mực thực hành. Bên cạnh đó là các biên soạn có mục đích phục vụ đại chúng, để ai cũng đọc được, hiểu được. Bởi, nhiều đề tài lớn và khó về kinh tế tài chánh vĩ mô và vi mô, dù được nghe mỗi ngày nhưng không phải ai cũng có khả năng tiếp thu. Ý thức được nhu cầu rất lớn và chính đáng này, ông dành nhiều thời gian và tâm huyết đáp ứng và đã được chào đón nhiệt tình. Có thể tìm thấy điều này trong hàng nghìn trang viết của ông được phổ biến trên nhiều ấn phẩm hay diễn đàn hàng chục năm qua. Theo đó, nhiều vấn đề lớn, phức tạp, khó và khô đã được ông chẻ nhỏ, đóng trong từng gói nhỏ, được lý giải và trình bày theo một mạch văn đơn giản nhưng không hạ thấp giá trị tiếp thu. Đây là cách rất riêng của ông, giúp đại chúng bổ sung hiểu biết dễ dàng, được ông ví von là để “chèn” kiến thức.

Có khoảng hơn 600 bài phân tích, tham luận, phản biện, được tải đi trên các tạp chí kinh tế tài chánh uy tín, như Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Thời báo Kinh tế Việt Nam, Báo Đầu tư, Đầu tư Chứng khoán, SGTimes Daily, VN Logistics Review. Bên cạnh các phát biểu, trình bày, là diễn giả tại các hội thảo khoa học ở Sài Gòn và Hà Nội, ông còn là khách mời của nhiều trao đổi chuyên đề, ‘talk show’, trên các trang mạng, các đài truyền hình VTV, HTV, THVL, FBNC và tại một số tỉnh thành. Rất hạn chế là việc trả lời báo đài nước ngoài các vấn đề về kinh tế chứng khoán.

Các kết quả nghiên cứu đã được ông tập trung trong 11 dự án sách riêng và 7 cuốn viết chung với nhiều tác giả, đã được các nhà xuất bản TPHCM, NXB Trẻ, Thanh Niên, Tài Chính, Chính Trị Quốc Gia, TT Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương ấn hành. Bên cạnh các đầu sách học thuật biên soạn phục vụ chuyên ngành, các ấn phẩm viết vào thời kỳ chuyển đổi của nền kinh tế tập hợp nhiều đề tài luận bàn chuyện đại sự quốc gia. Đó là các chuyên đề góp phần hoá giải các nội dung gai góc, gợi mở tầm nhìn theo ước lệ, trước các thực tế giao thời kém hội nhập.

NKH. Huy Nam trao CC Tt nghip cho Hc viên PACE -2020

Việc biên soạn của ông thường được trình bày theo khảo hướng (approach) nhìn ra thế giới, được lý giải và kiến giải dựa trên chuẩn mực khoa học và thông lệ hành xử phổ cập để phục vụ yêu cầu phát triển bắt kịp. Về lâu dài, các tài liệu này có thể được xem là nguồn tham khảo giá trị về góc nhìn của một chứng nhân đương thời trong giai đoạn kinh tế chuyển mình. Các nội dung nhập thế có ý nghĩa thực tiễn cao đó tập trung rõ nhất trong các ấn bản: Hội nhập Bắt đầu từ Bên trong, Ẩn số Động lực trong Phát triển Kinh tế, Kinh tế Tài chánh Nhìn thẳng từ Khúc quanh…

Trong nghiên cứu và viết lách ông cân nhắc từ lúc tư duy đến khi xuống giấy. Là người viết, ông hiểu rằng mình không có dịp ngồi cùng người đọc để phân minh, nên luôn cẩn trọng câu chữ và lời lẽ. Là người nghiên cứu để truyền đạt, ông tự thấy có trách nhiệm giải trình (accountability) nên tận tuỵ. Mỗi bài viết của ông có thể xem là một tác phẩm. Yêu cầu khách quan hay độ đậm nhạt chủ quan theo đó tuy có tuỳ thuộc từng sản phẩm (nghiên cứu học thuật hay tham luận) thì mục đích vẫn luôn trong sáng, không vụ lợi, vuốt ve.

Nhiều nội dung nghiên cứu và phân tích của ông đã được các tổ chức liên quan như Quốc hội, VCCI, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước… ghi nhận và trích dẫn trong các tài liệu có mục đích riêng, hay cho các dự án luật, được đưa vào một số điều luật, như Luật Doanh Nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Chứng khoán.

Các nội dung nghiên cứu cũng được nhiều giảng viên các trường đại học và sinh viên sử dụng trong giảng dạy, học tập và tham khảo. Một số sinh viên đã trực tiếp nhờ ông hỗ trợ xây dựng đề tài, một ít chuẩn thạc sĩ và nghiên cứu sinh thì gặp xin tài liệu và tham vấn ý kiến. Các bài liên quan nội dung lớn còn được đưa vào tài liệu giảng dạy, làm đề tài thảo luận nhóm, thuyết trình hay gợi ý viết luận văn. Cụ thể như bài “Viết” được sử dụng giảng dạy và sinh viên báo chí tham khảo. Bài “Startup là gì, tại sao cần Thiên sứ” cho sinh viên kinh tế chương trình thạc sĩ.

Điều đặc biệt là lần đầu tiên một giải nhất báo chí (Giải Báo chí TPHCM 2005) đã được trao cho Huy Nam, một người không là nhà báo, với tác phẩm chính luận “Quê hương hơn một” đăng trên số Xuân Kinh tế Sài Gòn Tết Ất Dậu. Nhưng không đợi đến khi có giải, bài viết đã được đón nhận xúc động từ lúc báo còn thơm mực. Trong một dịp tiếp xúc tất niên tại toà soạn, nhiều người đã cảm ơn ‘ông đã nói thay mình’. Bài này cũng đã được đưa vào tuyển tập của Thời báo Kinh tế Sài Gòn có tựa đề “Hai mươi bốn giờ Một phút”, xuất bản năm 2010. Quê hương hơn một được cho là tâm tư ẩn giấu của nhiều người lưu lạc, xa quê, nên ai cũng dễ thấy mình trong đó. Nhiều người gặp (hoặc biết ra ông) là tác giả đã chia sẻ nhiều xúc cảm.

Về chuyên ngành, ông được cộng đồng nhìn nhận chính danh là chuyên gia chứng khoán có tầm và hiếm hoi từ khi thị trường chưa mở cửa. Ông nghiên cứu chứng khoán và TTCK theo bài bản khoa học, đóng góp tích cực vào quá trình xây dựng và hình thành thị trường tại Việt Nam, cung cấp tài liệu nền tảng chuyên sâu về học thuật và nghiệp vụ cho giới tài chánh. Các tài liệu biên soạn, sách nghiệp vụ của ông được sử dụng phổ biến và ứng dụng rộng rãi trong thực hành, là nguồn tham khảo chính trong quá trình tổ chức và triển khai hoạt động doanh nghiệp cổ phần.

Với mảng chuyên sâu này, ông đã được các nhân vật cấp cao trong ngành (là chủ tịch UBCK và Sở Giao dịch CK) thừa nhận về tư cách chuyên nghiệp, được đánh giá cao với lời lẽ trọng thị. Ngoài ra, ông cũng được xem là một thành viên có đóng góp thiết thực sáng lập nên tờ Đầu tư Chứng khoán, vốn nhen nhóm từ trước năm 2000.

Qua các kết quả nghiên cứu và đóng góp có giá trị, ông được 4 tờ báo mời đứng vào các ‘panel’ với tư cách chuyên gia hoặc cố vấn, gồm Thời báo Kinh tế Sài Gòn và Saigon Times Research STR, Báo Đầu tư và Đầu rư Chứng khoán, Nguyệt san Vietnam Logistics Review, Tạp chí Nhà Đầu tư Nước ngoài.

Song song với hoạt động nghiên cứu là hoạt động triễn khai trong thực tiễn, là người sáng lập và tư vấn cấu trúc và tái cấu trúc tại hơn 30 doanh nghiệp. Trong đó có các công ty nay đã thành danh như Thaco Trường Hải, CotecCons, Nam Long, NutiFood, Softech Đà Nẵng… Ông cũng trực tiếp làm việc và/hoặc tư vấn cho các công ty nước ngoài như Kyoshin, Nissey, Kizuna (Nhật), Vabis (Úc) và Nienstedt (Đức). Đặc biệt hơn, ông là người sáng lập và điều hành Saigon Burotel, là thành viên có công đầu đóng góp sáng lập Nuti Food và Thiên Nam đã hơn 20 năm.

NKH. Huy Nam thăm GS Trn Văn Th ti ĐH WASEDA, Nht

Nhiều phân tích riêng của ông cho nhiều tỉnh thành để khơi gợi các góc khuất tiềm năng kinh tế đã được sử dụng hiệu quả. Bài “Min Trung, cơ hi tìm li mình” gợi mở hằng loạt dự án đánh thức các vùng cát khô cằn dọc biển, đem lại sức sống mới cho nhiều khu du lịch nghỉ dưỡng nổi tiếng tại nhiều địa phương. Bài “Sài Gòn không ch có b Tây” đặt vấn đề phát triển cho Thủ Thiêm và khu Đông SG. Bài “Mt Bà Ra Vũng Tàu không du khí” giúp địa phương này nhìn ra cơ hội trên đất liền, làm tiền đề cho sự kiện xúc tiến đầu tư đình đám hồi năm 2010 với sự hỗ trợ của Bộ KH Đầu tư. Các phân tích và tài liệu đề xuất khác cho Đà Nẵng, Quảng Nam, Đồng Nai, Bình Dương, Nghệ An ít nhiều đều hữu ích.  TT Xúc tiến Đầu tư Đà Nẵng (DPC) là ví dụ. DPC ra đời từ một nghiên cứu ‘đặt hàng’ như một dự án khả thi về mô hình IPA (investment promotion agency) dành cho thành phố này.

Dù chuyên sâu mảng kinh tế tài chánh, rất nhiều trang viết của ông là tản mạn, để chuyển tải tâm tư, để trải lòng và chia sẻ. Suy nghĩ để trải lòng là của ông nhưng cũng là điểm rơi của nhiều góc nghĩ, góc nhìn. Các tâm tư thể hiện trong Quê hương hơn mt, S kìm hãm ca Lo và S, Người cha thm lng, Ti sao tôi yêu trường cũ, Vit kiu M gc Hoa, Nước Đức như và không như tôi nghĩ, Cm nhn Úc Châu… là những mảng xanh đó.

Ông cũng có 3 bài thơ đặt ở 3 góc riêng của mình: một cho mẹ, một cho con, và một cho ‘một nửa’ của mình. Bài cho con (có tên Hạnh phúc) ông có dịp đọc trong lễ cưới của người con thứ hai, đã làm ‘cay mắt’ chàng trai và nhiều khách.

Chia s quan đim, suy tư v lĩnh vc công tác thi 4.0 và đôi điu gi gm thế h tr.

Băn khoăn và trăn trở về vấn đề lạm dụng cụm từ ‘cách mạng công nghiệp 4.0’, chuyên gia kinh tế Huy Nam chia sẻ: Tôi học, đọc, nói, viết chữ Việt và tiếng Việt đã hơn 60 năm, không thấy có vấn đề gì trong sử dụng và thông đạt. Thế nhưng không hiểu vì sao những năm gần đây chữ Việt và tiếng Việt cứ bị đem ra “băm” và thử nghiệm với cả công nghệ 4.0. Việc không ai chịu ai thật đáng suy ngẫm.

Trong giáo dục, vấn đề tồn tại ở bậc thấp lâu nay là chương trình học, là sách giáo khoa. Việc cứ in đi sửa lại sách học văn chẳng hạn, không những đã làm khó học sinh mà phụ huynh và cả thầy cô cũng khổ. Bởi, việc chuẩn định ngữ nghĩa là việc phải làm trước từ người lớn, cần thống nhất toàn quốc, tránh áp đặt phương ngữ vùng miền rồi dạy đại trà cho lớp nhỏ cả nước. Không để các em học chữ Việt phải cần ‘người dịch’. Vấn đề khác là chữ viết các em ngày nay thường xấu hay rất xấu. Vấn đề này cần được sửa ngay, đừng để các ‘nút bấm’ gây hại ngón tay viết chữ của các em.

NKH. Huy Nam với gia đình ngày người con đầu tt nghip Ph.D              

Có nên tham khảo do đâu mà người Âu Mỹ, dù phương tiện ‘gõ’ ở họ phát triển rất sớm, chữ viết tay của họ vẫn rõ đẹp? Do ý nghĩa về chữ ký và nghĩa đen của từ “signature”.

Ở bậc học cao, theo ông, cần giảm học chay và học theo ‘khuôn’, bởi ngành nào cũng cần sáng tạo để ra làm việc chứ không chỉ để lý luận. Nơi ông học ngày trước, sinh viên bị buộc phải ‘cày’ trong thư viện, do tài liệu tham khảo chủ yếu là tiếng Anh nên buộc sinh viên phải giỏi tiếng Anh. Ông còn nhớ, mới vào năm học đầu thầy khoa trưởng dạy môn quản trị, GS Phó Bá Long (tốt nghiệp Havard Business School 1956) đã bắt sinh viên tìm hiểu việc cải thiện năng suất từ công ty Hawthorn của Mỹ… Cú nhập môn khá căng này buộc ông mất 3 tuần cắm đầu lật tài liệu để có điều muốn biết… Đó là một thí nghiệm điều chỉnh ánh sáng trong sản xuất để có độ sáng làm việc phù hợp, giúp công nhân thoải mái,  cho  năng  suất tối ưu.

Không có ý cào bằng nhưng ông cho rằng, nếu ‘học’ mà không ‘tập’, ‘học’ mà không ‘hành’, quá trọng bằng cấp với các thực tế “học giả bằng  thật”,  thì  tình trạng nghi ngờ học vị, dị ứng học hàm là góc lỗi của giáo dục.

Cách mạng Công nghiệp 4.0 là cần thiết cho yêu cầu phát triển bắt kịp. Tuy nhiên, cho dù là xu thế thì việc ứng dụng ở đâu, tầng nấc nào, mức độ ra sao, để thu đạt hiệu quả tối ưu, là câu hỏi. Tình trạng cổ xuý chung chung, ứng dụng đại trà để rơi vào cảnh ‘thử và sai’ có thể gây tổn phí nguồn lực. Chẳng hạn, việc cổ xuý start-up nếu bị đẩy lên quá mức sẽ dễ tạo ra những cái đầu ‘hoang tưởng’, dễ có khoảng trống không có lợi cho các hoạt động cơm gạo thực tế và thực chất.

Từ trải nghiệm cuộc đời, ông rút ra được lẽ sống và cách hoàn thiện bản thân hiệu quả. Theo đó, dù đại học là cấp học cao, nhưng muốn thành công hay thành danh mà chỉ dừng ở đại học, không tiếp tc sau đại hc, thì không chắc và không đủ, kể cả người đã có thạc sỹ hay tiến sĩ. Con đường ‘sau đại học’ ông nói ở đây là môi trường thực ngoài đời, là học đời, học việc, là tự học, học để kiếm cơm, vì đam mê hay để đổi đời… Con đường sau đại học như vậy ai cũng học được, không kén bằng cấp đầu vào, không cần ‘chạy’ đầu ra, nhưng chính đây mới là đường dẫn đến thành công. Và ai muốn thành danh thì phải khổ luyên nhiều. Ông cho biết, cách mà trường PACE làm lâu nay cũng nằm trong ý hướng này. Người học ở đó hầu hết đã đi làm, có nhu cầu ‘update’, đa số xong đại học và không ít có học vị cao hơn.

Đường đến thành công của ông đơn giản là con đường ‘sau đại học’ như ông nói trên đây. Thêm vào đó là “yêu cu tp trung, s kiên trì bn b vi hoài bão hin đạt (achievement dream). Có vẻ như điều này phần nào đã chắp cánh để ông vươn lên. Đây cũng là mấy ý ông muốn truyền đạt và chia sẻ với các bạn trẻ ngày nay.

Nói v nhng p gn đây, ông mong có dp thc hin mt tuyn tp chn lc các bài viết giá tr, nhng ghi nhn và góc nhìn vào giai đon chuyn mình ca nn kinh tế nước nhà, để lưu gi và chia s vi người quan tâm, đặc bit là vi gii tr. Chia s và truyn đạt cho người quan tâm và các bn tr là điu ông tâm huyết thc hin trong nhiu năm qua, mong s tiếp tc nếu có cơ hi và nhu cu. Ông nói mình không tt đâu, làm vy ch là để không b mai mt và bt lc hu.

Chúc ông luôn mnh khe để thc hin điu mong ước và tiếp tc cng hiến.

Xem thêm bài viết

  • HUY NAM – PROFILE

      – Chuyên gia Kinh tế Tài chánh Chứng khoán – Chuyên gia độc lập.– Giảng...