Hai bài dưới đây viết cho SaigonTimes Daily sau dịp nói chuyện về các chuyên đề này tại ngân hàng BIDV năm 2003 theo đề nghị của anh Trần Văn Vĩnh, Giám dốc BIDV-HCM. Được in trong 2 cuốn sách song ngữ Anh-Việt của tôi – Tài chánh Chứng khoán qua Nhịp cầu Anh Việt 1 và 2 – Đây là 2 cuốn sách chuyển tải khá sâu về TTCK do có điều kiện diễn đạt bằng tiến Anh.
Saigon Times Daily ra ngày 20-6-2003 đưa tin “US Treasuries jump as Post predicts 50bp Fed cut”. Xin tạm dịch tít báo này là “Trái phiếu Chính phủ Mỹ tăng nhanh khi Post tiên đoán Fed sẽ cắt giảm lãi suất 50bp”. Tựa bài tuy ngắn vậy lại chứa lắm từ khó.
US Treasuries là Trái phiếu Chính phủ Mỹ (ta lưu ý Treasuries được viết hoa và số nhiều). Fed (Federal Reserve System) là Ngân hàng Liên Bang Mỹ. Post là tờ báo Washington Post. Còn bp là basis point. Nhưng basis point là gì? Và tại sao US Treasuries jump as Post predicts 50 basis point Fed cut?
Basis point là điểm-cơ-bản. Nhưng giải thích như thế vẫn rối… Xem đoạn tiếng Anh sau hy vọng dễ hiểu hơn: Basis point is a value equaling one-hundredth of a percent (1/100 của 1%). Basis point is used to measure yield differences among bonds. For example, there is a 30 basis point difference between two bonds if one yields 10,3% and the other yields 10.6%.
Vẫn có thể còn hơi bị nhức đầu! Đối với trái phiếu chính phủ, sự tăng hay giảm giá chủ yếu dựa vào phần trăm lãi suất, nên khi mua bán người ta cũng hiểu và thể hiện theo phần trăm. Cứ 1% mệnh giá thì được qui ước là 1 point (điểm); và 1/100 của point (“1/100 của 1%”) được qui ước là 1 basis-point. Ví dụ, khi nói giá một trái phiếu tăng từ 93 lên 94 nghĩa là nó tăng một point, từ 93% lên 94% mệnh giá – Nếu mệnh giá là 1.000.000đ thì số tuyệt đối đó là 930.000đ và 940.000đ. Nói cách khác, 1 point bằng 100 basis point. Và theo đoạn minh hoạ bằng tiếng Anh trên thì sự cách biệt 0,3% (giữa 10,3% và 10,6%) là cách biệt 0,3 point, tức 30 basis point (0,3×100 = 30). Đến đây ta ắt biết 50bp là gì? 50bp là 0,5% (lãi suất theo mệnh giá). Cũng nên biết, khi Fed hạ lãi suất thì đó là discount rate (lãi suất chiết khấu – Xin xem thêm Saigon Times Daily 17-2-’03 và cuốn TTCK Kỹ Năng Chọn lựa Đầu tư của tác giả)
Nhưng tại sao khi lãi suất bị cắt xuống thì giá trái phiếu lại tăng lên? Điều này là do “quan hệ nghịch chuyển” theo suy luận biện lý nhân quả mà tiếng Anh gọi là inverse relationship: As yields go down, bond prices go up. Là vì, khi lãi suất bị cắt giảm thì những trái phiếu cũ đang lưu hành vẫn còn tiếp tục được hưởng lãi suất cao cho đến khi đáo hạn. Điều này có nghĩa rằng khả năng sinh lợi của chúng cao hơn nên chúng có giá hơn, mức giá tăng này hoàn toàn có thể tính được. Việc tăng (hay giảm) như vậy luôn diễn ra theo thuộc tính thị trường. Rõ hơn, do tính mẫn cảm của thị trường, hiệu ứng này xảy ra trước khi việc thay đổi lãi suất thực sự có hiệu lực. Chẳng lạ vì phản ứng của thị trường luôn nhanh hơn các sự kiện.
DR, ADR… Chứng chỉ Lưu ký
T |
a đã thường nghe nhắc đến các IPOs (cổ phiếu phát hành lần đầu – initial public offering securities) và việc phát hành hay niêm yết ra thị trường nước ngoài. Nhưng có thể lại ít nghe (và càng ít biết hơn) về loại sản phẩm gọi là DR hay ADR trong thị trường chứng khoán. Vậy DR và ADR là gì?
DR được viết đầy đủ là depository receipt, nghĩa gốc là biên nhận lưu ký hay ‘chứng chỉ lưu ký’. DR đại diện cho một ‘bó’ các cổ phần hay trái phiếu cơ sở (underlying securities) được lưu ký tại một ngân hàng giám hộ nước ngoài khi người ta muốn cho các chứng khoán gốc này ‘xuất ngoại’ đến một thị trường mục tiêu nào đó. Nói cho gọn, việc giao dịch ở nước ngoài đối với các các cổ phần hay trái phiếu cụ thể có thể được tiến hành thông qua các DRs. Hãy đọc giải thích sau để rõ thêm:
|
Depository receipt is a negotiable certificate that represents a company’s publicly traded debt or equity. Depository receipts are created when a company’s shares or bonds are delivered to a depository’s custodian bank, which instructs the depositary to issue the receipts. Depository receipts facilitate trading of foreign securities. Có thể hiểu, mỗi DR đại diện cho một số chứng khoán nhất định, là cổ phần hay trái phiếu, có thể là 10 đơn vị hoặc hơn tùy theo giá trị chứng khoán gốc. Các DRs như vậy sắm vai như một loại chứng khoán ‘phái sinh’, là phương tiện trung gian giúp môt loại cổ phần hay trái phiếu ‘nội địa’ nào đó có điều kiện ‘nhập khẩu’ vào một thị trường tiềm năng khác (nhằm mục đích tạo thanh khoản và huy động vốn).
Còn ADR là từ viết tắt của American depository receipt, là một dạng DR được lưu hành tại thị trường chứng khoán Mỹ. A negotiable U.S. depository receipt on securities of non U.S. companies being held in custody. ADRs are traded in U.S. dollars in the U.S. markets and dividends are paid to receipt holders in U.S. dollars. ADRs are traded in lieu of the underlying foreign securities that remain in custody. Như vậy, ta có thể thấy việc bán hàng ra hay giao dịch ở nước ngoài sẽ còn cần có cách đóng gói bao bì đặc chủng, chứ không phải cứ xuất ‘tươi sống’ mà được.
Vì lý do kỹ thuật, cho dù các DRs vẫn có quyền biểu quyết (voting rights), quyền nhận cổ tức (right to receive dividends), các DR holders lại không thực hiện được quyền mua trước (thông qua quyền tiên mãi /preemtive right để mua các rights /đặc quyền mua).
Thực tế cách làm tại tại các thị trường lớn, đặc biệt là ở Mỹ, như sau: Ngân hàng lưu ký giám hộ (depository’s custodian bank – thông qua chi nhánh tại nước sở tại) sẽ nhận các khoản cổ tức, chuyển đổi thành đôla Mỹ, rồi trả cho người nắm giữ DR (DR holders) sau khi trừ đi các khoản thuế theo quy định. Khi nhận được các rights (đặc quyền mua) hay warrants (cam kết bán), ngân hàng lưu ký giám hộ sẽ bán các rights hay warrants đó trên thị trường bản xứ của các cổ phần trái phiếu cơ sở, rồi phân phối thu nhập bán được bằng tiền mặt lại cho các DR holders. Điều này lại nhắc đến một vấn đề khác mà thị trường Việt Nam cần có mối quan tâm đặc biệt trong quá trình hội nhập trong lãnh vực chứng khoán và thị trường chứng khóan. Đó là việc hình thành khung pháp lý cho các đặc quyền mua và cam kết bán (rights và warrants), và nghiệp vụ vận hành cho bản thân các sản phẩm này.
Do thủ tục phát hành và niêm yết giao dịch dễ dàng hơn, DR thường được các công ty muốn vươn dài cánh tay huy động vốn nước ngoài sử dụng, nhất là tại thị trường Mỹ và Á-Âu. DR (và ADR) có đặc điểm là loại ‘chứng khoán đại diện’ hay phái sinh, nên ta có thể hiểu theo nghĩa gốc (biên nhận lưu ký) hoặc dùng nguyên ngữ.
Huy Nam, CV kinh tế và chứng khoán